Dưới định hướng của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm gần đây quá trình chuyển đổi số của giáo dục đại học đã có nhiều biến chuyển tích cực nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn. Để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và đồng bộ hơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã đề ra những mục tiêu cụ thể, với tầm nhìn tới năm 2025, 2030 cho nền tảng giáo dục đại học. Hãy cùng Onschool tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Những con số biết nói về tiến trình chuyển đổi số của giáo dục đại học

mục tiêu chuyển đổi số
Những con số biết nói về chuyển đổi số giáo dục đại học

Theo Bộ GD&ĐT, tính đến nay: 100% các trường đại học đã có phòng máy, mạng LAN, wifi, cổng thông tin điện tử; 90% các trường đã lập ban biên tập cổng, có quy chế an toàn thông tin; 90% các trường đã dùng phần mềm quản lý đào tạo và quản lý văn bản; trên 60% các trường dùng phần mềm quản lý nhân sự, tài sản, thiết bị.

Ngoài ra, hiện có khoảng 50% các cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo chính quy trực tuyến ở các mức độ; 60% các trường triển khai kho học liệu số và thi trắc nghiệm trực tuyến; 70% các trường triển khai thư viện điện tử.

Theo đánh giá chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện tại, các trường đại học đã có những chuyển biến tốt hơn về nhận thức, số trường quan tâm triển khai chuyển đổi số ngày một tăng, cách thức thực hiện cũng ngày càng bài bản và có hệ thống.

Ước tính hiện nay có khoảng 45% cơ sở giáo dục đại học đang thực hiện chuyển đổi số giữa giai đoạn 3 và 4 (thiết kế chuyển đổi số và triển khai chuyển đổi số), còn lại là đang ở giữa giai đoạn 1 và 2 (chưa có ý tưởng chuyển đổi số và có mong muốn thực hiện chuyển đổi số), hoặc ở giai đoạn 3 (thiết kế chuyển đổi số).

Xem thêm: Những chuyển biến hiện hữu trong chuyển đổi số ngành giáo dục

Nhìn nhận những khó khăn trong tiến trình chuyển đổi số của giáo dục đại học

mục tiêu chuyển đổi số
Nhìn nhận những khó khăn trong tiến trình chuyển đổi số của giáo dục đại học

Tuy việc chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học đang được chú trọng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và vướng mắc. Vẫn còn tồn tại nhiều trường đại học chưa thực sự quan tâm đến tiến trình chuyển đổi số, thiếu đầu tư truyền thông nội bộ và chưa gắn liền tiến trình chuyển đổi số với chiến lược phát triển của nhà trường.

Một số trường đại học chưa có định hướng, kế hoạch dài hạn, lộ trình hàng năm về tiến trình chuyển đổi số. Một số khác lại gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, chưa chú trọng vào việc đảm bảo an toàn thông tin, chưa có quy chế quản lý và vận hành hạ tầng thông tin.

Song song với đó, hiện nay nhiều trường đại học vẫn gặp một số khó khăn liên quan đến nguồn lực như nguồn kinh phí đầu tư chuyển đổi số lớn, đội ngũ nhân lực chuyên trách chưa được xây dựng cả về số lượng lẫn chất lượng, năng lực số của cán bộ, giáo viên và sinh viên còn hạn chế, chưa đồng đều.

Xem thêm: Đào tạo trực tuyến mở lối đi cho những đơn vị yếu thế trong giáo dục

Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng lớp học trực tuyến ở đại học đạt 20%

chuyển đổi số giáo dục
Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng lớp học trực tuyến ở đại học đạt 20%

Để khuyến khích tiến trình chuyển đổi số ở nền tảng giáo dục đại học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra những mục tiêu cụ thể. Phấn đấu đến năm 2025, phải có hơn 50% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến. Tỷ trọng các lớp học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học phải đạt trung bình 20%. Bên cạnh đó, phải có ít nhất 50% số người học văn bằng đại học 2 học theo hình thức trực tuyến (với thời lượng trực tuyến chiếm hơn 50%) và 100% cơ sở giáo dục phải áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số.

Với những định hướng cùng sự chỉ đạo của Bộ giáo dục, công cuộc chuyển đổi số của giáo dục đại học đã đạt được những kết quả rõ rệt, đặc biệt việc là nâng cao sự thay đổi trong nhận thức của các trường đại học về chuyển đổi số. Đồng hành cùng các trường đại học, Onschool đã và đang nỗ lực hết mình, cung cấp những giải pháp về học tập, quản lý trực tuyến và nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ khác, giúp cho quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bài viết tham khảo từ Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam

 

0769899899