Việc nắm bắt đúng xu hướng đầu tư không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với các tổ chức giáo dục. Vì đây chính là nhân tố giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh và xây dựng vị thế tiên phong trong ngành. Dưới đây là 6 xu hướng đầu tư quan trọng mà các tổ chức giáo dục nên theo đuổi để nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của học sinh và sinh viên.
1) Học tập trải nghiệm
Học thông qua trải nghiệm thực tế không mới, đây là phương pháp học cho phép học sinh kết nối với chủ đề và bài học bằng cách tự trải nghiệm nó. Loại hình học tập này thường liên quan đến các hoạt động thực hành như thí nghiệm, nghiên cứu thực địa, hay thực hiện những dự án thực tế,… Tuy nhiên, nhiều trường học chưa thực sự quan tâm và nghiêm túc đầu tư vào phương pháp học tập này.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của việc học thông qua trải nghiệm, điển hình như tăng tốc quá trình tiếp thu kiến thức, mở rộng tư duy và tăng cường sự tham gia trong suốt quá trình học. Bản thân sinh viên cũng nhận thức được tầm quan trọng của học tập trải nghiệm, vì đây chính là cơ hội để họ khám phá, phạm sai lầm và học hỏi từ những sai lầm đó trong một môi trường ít rủi ro. Do đó, họ có xu hướng đề cao những trường học có khả năng cung cấp cho họ những cơ hội như vậy.
2) Hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp
Khi nhà trường xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, sẽ đạt được nhiều lợi ích:
Về phía nhà trường: có cơ hội được hợp tác với các nhà quản lý, nhà tuyển dụng, chuyên gia cùng tham gia vào việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo dựa trên cơ sở chương trình khung và dạy cái gì mà xã hội cần, người học cần. Từ đó, các trường đại học kịp thời nắm bắt các thông tin, cập nhật kiến thức, điều chỉnh nội dung theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất để tiến kịp với sự phát triển của đời sống xã hội.
Về phía sinh viên. Hợp tác đại học và DN giúp sinh viên có cơ hội được lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với hệ thống kiến thức mới nhất, được củng cố về kỹ năng làm việc và hơn nữa là nâng cao khả năng được tuyển dụng sau khi ra trường.
3) Marketing hướng vào sinh viên
Xu hướng hiện tại chính là tiếp cận đối tượng mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông. Và điều này đặc biệt đúng đối với sinh viên – đối tượng thường xuyên sử dụng mạng Internet và các trang mạng xã hội để học hỏi, giao lưu, kết nối và giải trí.
Trong thời đại công nghệ hiện tại, trường học hoàn toàn có thể ứng dụng các phần mềm công nghệ trong việc phân tích insight của sinh viên, những thông tin về nhân khẩu học, nhu cầu và sở thích. Khi xác định được đúng đặc điểm mục tiêu thì việc triển khai hoạt động marketing sẽ tối ưu và đạt được hiệu quả cao. Thông qua đó, trường cũng sẽ giảm được gánh nặng, tập trung hơn vào lĩnh vực chuyên môn: giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu.
4) Xây dựng ứng dụng trên điện thoại
Có thể nói hiện nay, điện thoại như vật bất ly thân của con người trong thời đại số. Trung bình mỗi người Việt Nam có thể dành đến 5,1 giờ/ngày để sử dụng thiết bị di động (báo cáo thị trường ứng dụng di động 2021 do Appota công bố) và con số này có thể sẽ tiếp tục tăng do xu hướng học tập và làm việc từ xa đang dần phổ biến và được nhiều người lựa chọn.
Vì vậy, máy tính sẽ không còn là thiết bị duy nhất cho phép họ học và làm việc. Tùy theo hoàn cảnh mà người ta có thể đưa ra lựa chọn phương tiện học tập phù hợp, có thể là điện thoại, máy tính bảng, laptop,… hoặc bất cứ thiết bị công nghệ nào có thể xuất hiện trong tương lai. Do đó, để đáp ứng được đúng nhu cầu của người học, thiết kế nền tảng hay xây dựng ứng dụng trên đa dạng thiết bị là xu thế bắt buộc. Qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp và nhà trường, thu hút được thêm nhiều người học.
5) Phân tích dữ liệu quá khứ
Nếu như trong kinh doanh, người ta dựa trên dữ liệu quá khứ để đưa ra những dự báo về xu hướng, từ đó đưa ra hướng đầu tư thích hợp nhất cho doanh nghiệp. Thì trong giáo dục tại sao không thể dựa vào thành tích học tập, những dữ liệu phản ánh tính cách, sự quan tâm của học sinh để đưa ra những giải pháp để tạo ra môi trường học tập tốt hơn cho các em?
Đây chính là xu hướng đầu tư mới được nhiều người quan tâm hiện tại. Mặc dù trong quá khứ, giáo viên cũng đã dựa vào điểm số và biểu hiện của của học sinh trong quá trình học để đưa ra lời khuyên. Tuy nhiên, vì tất cả đều được thực hiện thủ công, chưa được hỗ trợ nhiều bởi công nghệ,nên công tác này trước đây mất nhiều thời gian nhưng không đem lại nhiều kết quả.
Trường học có thể đầu tư xây dựng hệ thống quản lý học tập LMS, qua đó việc phân tích dữ liệu quá khứ của học sinh sẽ được tối ưu hơn. Với sự tham gia của công nghệ, giáo viên sẽ được giảm bớt gánh nặng, dễ dàng hơn trong theo dõi tiến độ và sự tiến bộ của từng học sinh. Qua đó đưa ra giải pháp, lộ trình học tập cá nhân hóa dựa vào những gợi ý của trí tuệ nhân tạo, giúp cho học sinh tháo gỡ khó khăn, giúp các em cải thiện và nâng cao thành tích.
6) Tối ưu hóa chương trình – rút ngắn thời gian đào tạo
Có hai nguyên nhân chính khiến việc tiếp cận giáo dục đại học trở nên khó khăn: gánh nặng tài chính và thời gian đào tạo dài. Vậy làm thế nào để giải quyết đồng thời hai bài toán trên ?
Đây là vấn đề về việc cần tối ưu hóa chương trình đào tạo về cả chất lượng lẫn thời lượng. Nhà trường cần cập nhật nguồn học liệu, loại bỏ những kiến thức và thông tin lỗi thời, bổ sung và cập nhật kiến thức mới và ưu tiên những nguồn có tính ứng dụng cao. Thông qua đầu tư vào tối ưu hóa chương trình, học phí cũng sẽ được giảm đi do thời gian đào tạo ngắn hơn. Từ đó, tạo thêm nhiều cơ hội học tập vì học phí phù hợp khả năng tài chính của nhiều học viên. Ngoài ra, nó cũng đáp ứng được nhu cầu học xong sớm đi làm sớm của các bạn sinh viên, hay người đi làm muốn nhanh chóng thành thạo các kỹ năng để áp dụng những kiến thức đó vào thực tế công việc.
7) Các trường nên bắt đầu đầu tư như thế nào?
Xu hướng là vậy, nhưng để bắt đầu tìm hiểu và đầu tư phát triển vào các hoạt động trên sẽ gặp nhiều khó khăn. Một đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực Edtech (công nghệ giáo dục) sẽ giúp đỡ rất nhiều cho nhà trường trong quá trình nghiên cứu và phát triển.
Onschool là đơn vị tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ với hơn 10 năm kinh nghiệm, và là đối tác của nhiều trường đại học và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Onschool tự tin có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các đối tác tương lai có mong muốn đầu tư vào hệ thống quản lý đào tạo và học tập trực tuyến LMS, xây dựng và số hóa học liệu.
Trong quá trình hợp tác, Onschool sẽ tư vấn cho đối tác, hiểu cặn kẽ vấn đề mà trường và doanh nghiệp đang gặp phải, lên kế hoạch và quy trình rõ ràng. Đảm bảo triển khai hiệu quả, xứng đáng với ngân sách và thời gian mà đối tác bỏ ra.
Trong thế giới mà sự cạnh tranh ngày càng tăng này, để có thể đứng vững hay thậm chí là trở thành người tiên phong, đòi hỏi trường học phải có những bước đi khôn ngoan và đầu tư hợp lý. Trên đây là 6 xu hướng đầu tư để giúp trường học tạo dựng được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Hãy tham khảo những bài viết khác từ Onschool để biết thêm những thông tin thị trường giáo dục nhé!