Nếu như trước đây, thiết kế bài giảng E-learning chỉ bao gồm slides đơn thuần, video giảng dạy một chiều không tạo được sự tương tác giữa giảng viên và người học. Thì bây giờ, yếu tố tương tác đóng vai trò cốt lõi, quyết định thành công của đào tạo trực tuyến. Bài viết sau đây của Onschool sẽ giải thích tại sao tính tương tác lại quan trọng và làm sao để thiết kế bài giảng E-learning mang nhiều tính tương tác.
Tương tác trong bài giảng E-learning gì?
Yếu tố tương tác trong bài giảng E-learning là tất cả hành động tạo nên sự tương tác giữa bài giảng và người học. Những hành động này bao gồm các hoạt động tương tác từ cơ bản nhất như tiến, lùi, bỏ qua, tua nhanh, nhập text trả lời câu hỏi… cho đến phức tạp và nâng cao hơn như gamification, quiz,… Cấp độ cao nhất của tương tác trong bài giảng E-learning là hình thức trao đổi và thảo luận trực tiếp với giảng viên qua lớp học ảo thông qua phần mềm học trực tuyến.
Xem thêm: Các cấp độ về học tập trực tuyến
Tầm quan trọng của sự tương tác trong bài giảng E-learning
Trong học trực tuyến, việc theo dõi và giám sát quá trình học tập của học sinh sẽ không được sát sao bằng phương thức học tập truyền thống. Vì vậy kết quả học tập của học sinh sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng tự học của học sinh.
Xem thêm: 5 cách giúp bạn học nhanh nhớ sâu khi học tập trực tuyến
Với những học sinh biết chủ động trong học tập, sự thiếu tương tác trong bài giảng không phải vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, đa số học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán và khó tiếp thu kiến thức nếu như trong quá trình học không được tương tác với bạn bè, không được trao đổi các thắc mắc với thầy cô hay không được tham gia các hoạt động hỗ trợ việc học như trò chơi, làm việc nhóm,…
Sự tương tác ở đây sẽ đóng vai trò như yếu tố thúc đẩy và tạo động lực cho học sinh tự học. Bài giảng E-learning với tính tương tác cao sẽ khơi gợi được sự hứng thú, nâng cao tình thần và khuyến khích học sinh tham gia học tập một cách tích cực. Từ đó nâng cao hiệu suất cũng như hiệu quả học tập cho học sinh. Yếu tố tương tác vì vậy được xem như cốt lõi trong việc thiết kế bài giảng E-learning.
Phương pháp thiết kế bài giảng E-learning M-L-I-S-P-E-C
Hiện nay, nhiều đơn vị giáo dục đang đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp thiết kế bài giảng để tối ưu tính tương tác hai chiều giữa người học và nội dung học liệu. Cùng chung hướng đi đó, Onschool đã dựa trên những nghiên cứu đã có để phát triển và xây dựng nên một phương pháp thiết kế bài giảng mới hiệu quả hơn – phương pháp M-I-L-S-P-E-C.
Xem thêm: Phương pháp thiết kế chương trình M-L-I-S-P-E-C
Phương pháp MLISPEC được Onschool phát triển trên phương pháp LIPE – 1 phương pháp giảng dạy và học tập đã và đang được sử dụng rất thành công tại các công ty, tổ chức giáo dục nổi tiếng trong và ngoài nước. MLISPEC được Onschool áp dụng để thiết kế hệ thống bài giảng điện tử, giúp gia tăng trải nghiệm, nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập của thầy cô và học sinh, sinh viên.
Trong đó:
M-MOTIVATION
Khởi động môn học bằng việc tạo động lực cho người học thông qua thảo luận tình huống dẫn nhập, đọc tài liệu tham khảo và trả lời câu hỏi.
L- LECTURE
Ứng dụng mô hình Flipped learning (lớp học đảo ngược): Sinh viên tự học lý thuyết bằng học liệu bài giảng, video tương tác trước khi vào lớp. Sau đó được trao đổi, củng cố với giảng viên trong quá trình học tại lớp để hiểu sâu và nắm rõ được kiến thức bài học.
I-INTERACTION
Tương tác, thảo luận thông qua Hệ thống hỏi đáp, lớp học trực tuyến (VCR), case study trên diễn đàn được cập nhật liên tục theo các vấn đề kinh tế xã hội nổi trội có liên quan.
S-SUPPORT
Dịch vụ hỗ trợ trong quá trình học tập: Sinh viên có thể gửi các câu hỏi lên diễn đàn, đội ngũ giảng viên sẽ hỗ trợ giải đáp trong vòng 72h.
P-PRACTICE
Luyện tập bằng các bài tập trắc nghiệm, project, live session,.. được thiết kế dạng tương tác giúp người học có thể vận dụng kiến thức đã học vào tình huống thực tế.
E-EVALUATION
Kiểm tra đánh giá bằng các bài tập trắc nghiệm; project thực hành; thi kết thúc học phần
C-CERTIFICATION
Cấp chứng chỉ hoàn thành môn học, tốt nghiệp.
Một số yếu tố tương tác được sử dụng trong thiết kế bài giảng E-learning tại Onschool
Việc thiết kế bài giảng của Onschool được dựa trên nền tảng là phương pháp MLISPE. Khi đi sâu vào chi tiết, Onschool sẽ ứng dụng nhiều yếu tố khác để tăng thêm tính tương tác cho bài giảng, giúp nâng cao trải nghiệm của người học, hỗ trợ tăng tốc độ tiếp thu kiến thức và thông tin. Cụ thể:
– Bài giảng đa phương tiện, giao diện bao gồm nhiều nguồn đa phương tiện như văn bản, điều hướng, hình ảnh, âm thanh và video,.. Tất cả được sắp xếp sao cho thuận tiện nhất.
– Một số công nghệ được tích hợp để nâng cao mức độ tương tác ví dụ như popup, click,..
– Một bài giảng được quay thành nhiều clip theo thời lượng và chủ đề, giữa mối clip sẽ có câu hỏi tương tác, đảm bảo người học đang theo dõi và tương tác với bài giảng, khuyến khích họ tập trung và duy trì động lực.
– Khởi động môn học bằng việc tạo động lực cho người học thông qua thảo luận tình huống dẫn nhập, đọc tài liệu tham khảo và trả lời câu hỏi.
– Hệ thống hỏi đáp, diễn đàn tương tác, thảo luận thông qua Hệ thống hỏi đáp, lớp học trực tuyến (VCR), case study trên diễn đàn được cập nhật liên tục theo các vấn đề kinh tế xã hội nổi trội có liên quan.
– Thường xuyên tổ chức các lớp học trực tuyến (live-class) giúp học viên được tiếp cận nhiều kiến thức chuyên sâu hơn. Cũng trong những buổi học live này, giảng viên sẽ hướng dẫn học viên ôn thi, làm bài tập lớn hay giải đáp các thắc mắc của học viên trong quá trình tự học.
Xem thêm: Onschool – đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong giáo dục
Thông qua bài viết, có thể thấy việc thiết kế bài giảng E-learning mang tính tương tác là điều kiện cần thiết để tăng hiệu quả đào tạo. Với kinh nghiệm triển khai xây dựng và số hóa bài giảng cho nhiều đối tác là các trường đại học và các doanh nghiệp trên cả nước, Onschool tự tin cung cấp dịch vụ dịch vụ số hóa bài giảng E-learning, hệ thống phần mềm E-learning với chất lượng tốt nhất. Để được tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Onschool nhé.