Ai cũng biết một bài giảng E-learning chất lượng phải thu hút và khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. Nhưng làm cách nào để xây dựng được một bài giảng chất lượng như thế chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng. Theo dõi bài viết dưới đây của Onschool để biết được các yếu tố quan trọng cần kết hợp, góp phần tạo ra bài giảng E-learning mới lạ và thu hút.
Storytelling
Học sinh luôn dễ bị lôi cuốn bởi các câu chuyện thú vị và những case study thực tế. Cách viết và trình bày nội dung theo hình thức storytelling sẽ kích thích sự tò mò tìm hiểu về chủ đề sắp được đề cập. Đây cũng chính là yếu tố giúp học sinh tăng khả năng tương tác và duy trì sự tập trung.
Ngoài ra, storytelling sẽ cụ thể hóa lý thuyết, biến những nội dung khó hiểu trở nên dễ nắm bắt. Nhờ đó, các em có khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, storytelling là một trong những phương pháp giảng dạy hữu hiệu, khuyến khích khả năng tưởng tượng và sáng tạo vì yêu cầu học sinh liên kết kiến thức sách vở vào câu chuyện, vận dụng chúng để giải quyết vấn đề.
Gamification
Sẽ rất nhàm chán nếu như bài giảng chỉ đơn thuần là những kiến thức lý thuyết khô khan. Gamification sẽ là yếu tố đột phá, kích thích sự tham gia và khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh.
Ứng dụng gamification là tạo ra những trò chơi như thử thách đội nhóm, trắc nghiệm kiến thức, nhiệm vụ,… và sử dụng các tính năng như bảng xếp hạng, giải thưởng hay huy hiệu để ghi nhận thành tích cho đội và các cá nhân chiến thắng. Thông qua đó, học sinh không chỉ dễ dàng ôn tập kiến thức thông qua trò chơi mà còn được tạo động lực học tập, rèn luyện khả năng cạnh tranh và phát triển kỹ năng làm việc nhóm với bạn học của mình.
Đa dạng hình thức trình bày
Sử dụng nhiều phương pháp trình bày khác nhau sẽ làm cho môi trường học tập trở nên thú vị và đa màu sắc. Bản thân học sinh khi được trải nghiệm môi trường học tập như vậy sẽ cảm thấy mới mẻ và thú vị, qua đó kích thích trí tưởng tượng và thúc đẩy sự hứng thú học tập.
Các hình thức trình bày cơ bản có thể kể đến như: bài giảng video, slides bài giảng, ghi âm,… Ngoài ra nên kết hợp thêm các bài thảo luận nhóm, thử thách cho từng cá nhân để đa dạng hóa và thu hút sự chú ý của học sinh. Bên cạnh đó công nghệ mới như thực tế ảo, VR, AR cũng là những công cụ hiệu quả tạo ra trải nghiệm học tập độc đáo và hiện đại.
Hoạt động tương tác trong và ngoài giờ
Tổ chức nhiều hoạt động tương tác trong giờ bắt buộc học sinh phải thực sự tham gia vào quá trình học. Những hoạt động này có thể bao gồm thảo luận nhóm, hỏi đáp trực tuyến, trả lời câu hỏi của giáo viên, bài tập trắc nghiệm,… Đây cũng sẽ là cơ hội để học sinh chia sẻ kiến thức và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bên cạnh đó các hoạt động thảo luận ngoài giờ học cũng vô cùng quan trọng. Cần tạo cơ hội cho học sinh trao đổi với giáo viên qua email, họp video hay diễn đàn trực tuyến, nhờ đó có thể giải đáp các thắc mắc cũng như hỗ trợ tốt nhất cho học sinh. Trong các chương trình đào tạo trực tuyến của Onschool cũng rất đề các các hoạt động này, điển hình là chương trình cử nhân trực tuyến và các khóa học bổ trợ và phát triển kiến thức cho khối K12.
Onschool – đơn vị thiết kế bài giảng E-learning hàng đầu hiện nay
Nhận thấy những lợi ích to lớn của E-learning, nhiều tổ chức trường học và doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai chương trình đào tạo trực tuyến và đang trong quá trình xây dựng và chuyển đổi tài liệu giảng dạy từ offline sang online.
Để hỗ trợ tốt nhất trường học và doanh nghiệp trong quá trình này, Onschool – đơn vị chuyển đổi số giáo dục toàn diện, cung cấp nhiều dịch vụ số trong đó bao gồm dịch vụ chuyển đổi học liệu từ offline sang online và thiết kế bài giảng theo yêu cầu chuyên biệt của khách hàng. Onschool đảm bảo sẽ tạo ra bài giảng E-learning chất lượng cao, kết hợp nhiều yếu tố và phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp thu hút nhiều người học tham gia.
Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo E-learning hay đang tìm kiếm một đơn vị uy tín đồng hành, hãy liên hệ ngay với Onschool để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.