Mặc dù mất đà tăng trưởng trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô nói chung, lĩnh vực công nghệ giáo dục (Edtech) toàn cầu và đặc biệt trong khối K12 vẫn sẽ tiếp tục đi lên. Nửa cuối năm 2023 sẽ chứng kiến nhiều xu hướng Edtech nổi bật, thúc đẩy sự phát triển của học tập trực tuyến. Hãy cùng Onschool tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tập trung đầu tư vào công nghệ để đáp ứng nhu cầu
Dễ thấy, ngày càng nhiều tổ chức giáo dục, doanh nghiệp và chính phủ ưa chuộng hình thức dạy học và đào tạo online. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Owl Ventures năm 2022, ước tính sẽ có thêm 800 triệu học sinh tốt nghiệp K12 và 350 triệu học sinh tốt nghiệp sau trung học sẽ tham gia thị trường trong thập kỷ tới. Điều này sẽ làm gia tăng nhu cầu về các khóa học kỹ năng trực tuyến, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Với tiềm năng này, lĩnh vực công nghệ giáo dục được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển và thu hút nhiều hoạt động đầu tư hơn nữa vào nửa cuối năm 2023 và những năm tiếp theo.
Đầu tư hơn vào trải nghiệm học tập cá nhân hóa
Xác định sở thích, phong cách học tập và khả năng tiếp thu của học sinh để đưa ra phương pháp học phù hợp với từng cá nhân chính là các hoạt động trong quá trình cá nhân hóa học tập. Tuy nhiên, phần lớn quá trình này đang diễn ra theo cách thủ công nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Khi ứng dụng công nghệ mới, các hoạt động cá nhân hóa học tập sẽ được diễn ra tự động và trên quy mô lớn. Các giải pháp học tập dựa sẽ trên AI để phân tích hành vi và kết quả học tập của học sinh, từ đó đề xuất các nội dung và kỹ năng để các em trau dồi và cải thiện, qua đó nâng cao trải nghiệm học tập.
Ứng dụng phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”
Học sinh có xu hướng thích được học theo tốc độ của bản thân, bởi các em sẽ không phải “gồng mình” để theo kịp tốc độ tiếp thu của các bạn học khác.
Áp dụng phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” vào đào tạo trực tuyến sẽ như một mũi tên trúng 2 đích, bởi đồng thời đáp ứng được yêu cầu học tập cá nhân hóa, vừa giúp tăng hiệu quả đào tạo trực tuyến khi có thể ứng dụng AI để tối ưu việc hỗ trợ học sinh.
Đây cũng được xem như một mô hình tự học có hướng dẫn. Phần lớn thời gian học sinh sẽ chủ động học tập, thời gian còn lại giáo viên sẽ hỗ trợ, đề xuất ra lộ trình học tập phù hợp với từng học sinh. Trong suốt quá trình học, thầy cô sẽ sử dụng các công nghệ thông minh như AI và chatbox để theo dõi, đánh giá tiến độ học tập và giải quyết những vấn đề mà các em gặp phải.
Học tập nhập vai thông qua XR:
Extended Reality (XR) là thuật ngữ chỉ tất cả các công nghệ nhập vai bao gồm AR (Thực tế tăng cường), VR (thực thế ảo) và MR (thực tế hỗn hợp). XR đã bắt đầu được triển khai ứng dụng trong khối K12. Tuy nhiên, chi phí đầu tư lớn đã trở thành rào cản, làm chậm tốc độ ứng dụng xu hướng công nghệ này.
Mặc dù vậy, một số trường học đã sử dụng một số công cụ thuộc công nghệ XR để tạo ra trải nghiệm học tập mới lạ cho học sinh. Ví dụ như sử dụng AR để xây dựng hình ảnh 3D về động vật, nguyên tố hóa học và các hiện tượng vật lý,… Việc ứng dụng công nghệ này không chỉ giúp các em học sinh có trải nghiệm học tập tốt hơn mà còn giúp nhà trường tiết kiệm được chi phí mua dụng cụ và thiết bị dạy học.
Đi cùng với tiềm năng phát triển của Edtech là nhu cầu học tập trực tuyến trong khối K12 ngày càng tăng. Nhận thấy nhu cầu này, Onschool là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số giáo dục, đã và đang cung cấp hệ thống học tập trực tuyến cho khối K12, giúp các em học sinh cải thiện và nâng cao kiến thức ngay tại nhà. Tìm hiểu về chương trình tại đây.