Trong thời đại công nghệ số, phương pháp học tập e-learning ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng với nhiều hình thức tương tác và thế chân những hình thức học truyền thống. Bài giảng e-learning không chỉ dừng lại ở việc học qua video có giảng viên thuyết trình, mà cốt lõi hiệu quả của e-learning nằm ở khả năng tương tác hai chiều giữa người học với bài giảng. Vậy một bài giảng e-learning tương tác có mấy cấp độ và được cấu thành từ những yếu tố nào? Hãy cùng Onschool tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tương tác là gì?
Nói một cách đơn giản, yếu tố tương tác là bất kỳ tiếp xúc , trao đổi, giao tiếp giữa người học và bài giảng. Nó có thể là những hoạt động đơn giản như drag and drop (kéo và thả), hay nhập văn bản để trả lời câu hỏi, hoặc cao cấp hơn là các trò chơi, mô phỏng sử dụng công nghệ thực tế ảo.
Phân loại cấp độ tương tác
Trước khi đi vào sâu các mức độ trong tương tác, chúng ta phải đi tìm hiểu hai loại tương tác cơ bản, đó là tương tác hành vi và tương tác nhận thức.
- Tương tác hành vi (Behavioral interactivity)
Chỉ những hành động vật lý được thực hiện bởi người dùng để hoàn thành một nhiệm vụ. Ví dụ: nhấp vào nút, kéo và thả
- Tương tác nhận thức ( Cognitive interactivity)
Chỉ sự tương tác tâm lý giữa nội dung bài giảng với người học. Ví dụ, đặt câu hỏi cho người học mà người học phải trả lời bằng cách suy nghĩ.
Cấp độ tương tác trong các bài giảng e-learning
Không có ranh giới cho việc xác định cụ thể giữa các cấp độ tương tác khác nhau. Các tổ chức khác nhau sẽ có cách phân loại tương tác ở các cấp độ khác nhau. Bạn có thể tham khảo 4 cấp độ tương tác dưới đây của Onschool:
Cấp độ 1: Tương tác thụ động
- Khóa học được xây dựng ở cấp độ này thường không có hoặc chỉ có tương tác cơ bản là click nút Tiếp để chuyển nội dung.
- Học liệu của những khóa học này thường chỉ có văn bản tĩnh, hình ảnh đơn giản.
- Phần bài kiểm tra ở cấp độ này thường là câu hỏi trắc nghiệm đơn giản
Bài giảng tương tác cấp độ 1 thường áp dụng cho các nội dung bài giảng về quy trình, luật lệ cơ bản. Hoặc dành cho đối tượng học viên ít và không thông thạo máy tính để tạo sự thuận tiện cho người học.
Cấp độ 2: Tương tác hạn chế
- Khóa học bắt đầu sử dụng nhiều tương tác hơn như tương tác click để xem nội dung
- Học liệu đa phương tiện từ âm thanh, video, hình ảnh động cơ bản và một số hiệu ứng chuyển động.
- Bài kiểm tra ở cấp độ này có thể chứa các tương tác kéo và thả.
Bài giảng được xây dựng ở mức độ 2 thường được học viên đánh giá là “giàu trải nghiệm hơn”, lôi kéo được sự chú ý của học viên ở những điểm chạm cần thiết.
Cấp độ 3: Tương tác phức tạp
- Tương tác trong khóa học trở nên phức tạp hơn, kết hợp nhiều dạng click để xem nội dung, kéo thả, hay các dạng tương tác như đang chơi trò chơi.
- Học liệu bao gồm âm thanh, video, hiệu ứng chuyển động chi tiết.
- Bài kiểm tra ở cấp độ này có thể bao gồm các câu hỏi dựa trên tình huống cho phép học viên khám phá nhiều lựa chọn và mức độ phản hồi.
Cấp độ này thường được lựa chọn để xây dựng các bài giảng có nội dung phát triển các kỹ năng phức tạp, phát triển nghiệp vụ, đòi hỏi tính thực hành của học viên.
Cấp độ 4: Tương tác nhập vai
- Sử dụng tất cả các thành phần của cấp độ 1, 2 và 3, bổ sung thêm các dạng gamification hoặc mô phỏng thực tế
- Bài học có thể chứa hình ảnh 360°, trò chơi, tương tác phức tạp, kịch bản, nhân vật hoặc video tương tác.
- Các khóa học ở cấp độ này yêu cầu sự nhập vai của học viên và cho phép học viên đưa ra quyết định trên thời gian thực. Trong một số trường hợp, lựa chọn của học viên sẽ quyết định tới nội dung sẽ được trình bày trong bài giảng.
Đối với những học viên đang cần rèn giũa kỹ năng đưa ra quyết định dựa trên thời gian thực tế, cấp độ 4 sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Với cấp độ 4, học viên sẽ có trải nghiệm giống như đang chơi trò chơi, học viên là nhân vật chính trong trò chơi đó. Tuy nhiên, đây lại là cấp độ mà số ít đơn vị phát triển học liệu lựa chọn xây dựng do độ phức tạp trong khâu xây dựng nội dung và thời gian sản xuất khóa học.
Onschool – đơn vị số hóa bài giảng e-learning hàng đầu
Onschool là đơn vị tiên phong cung cấp những giải pháp công nghệ trọn gói, phục vụ nhu cầu đào tạo cho mọi tổ chức từ trường học, doanh nghiệp cho đến các cơ quan hành chính.
Với đội ngũ chuyên gia hơn 10 năm kinh nghiêm, Onschool đã triển khai xây dựng hệ thống học tập e-learning và số hóa học liệu cho nhiều trường đại học, doanh nghiệp lớn.
Hệ thống học trực tuyến do Onschool triển khai đề cao tính tương tác, cùng nhiều ưu điểm hỗ trợ học viên trong quá trình học tập, có thể kể đến:
– Giao diện học tập dashboard tương tác, với các chức năng thể hiện trực quan, rõ ràng giúp sinh viên dễ dàng theo dõi bài học.
– Tính năng Hỏi đáp 1:1 – HD72 giúp sinh viên có thể hỏi đáp các vấn đề thắc mắc với giảng viên chuyên môn, chuyên gia doanh nghiệp, quản lý học tập về các vấn đề thắc mắc trong quá trình học tập.
– Nhiệm vụ học tập được chia thành các nhóm nhỏ: nhiệm vụ theo tuần, nhiệm vụ trước mắt… giúp sinh viên hoàn thành nhiệm vụ chính xác.
– Chế độ “Học tập trung” tương phản màu sắc, khung câu hỏi giản lược giúp dễ dàng tập trung
– Tính năng Live class (lớp học trực tiếp) giúp sinh viên được học cùng với các giảng viên, chuyên gia để ôn tập trước các bài thi, kiểm tra, đánh giá.
Với những ưu điểm kể trên, Onschool tự tin mang đến dịch vụ số hóa học liệu và xây dựng, triển khai, vận hành các chương trình học trực tuyến.
Trên đây là những chia sẻ của Onschool về 4 cấp độ tương tác trong bài giảng e-learning. Với đội ngũ có hơn 10 năm kinh nghiệm, Onschool tự hào đã giúp các trường học và doanh nghiệp như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội… giải quyết bài toán về đào tạo nội bộ, học tập trực tuyến, nâng cao hiệu suất làm việc và hiệu quả học tập trong trường học, doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ:
Onschool – Giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong giáo dục
▶ Website: https://www.onschool.edu.vn/
▶ Fanpage: https://www.facebook.com/Onschool.Elearning
▶ Hotline: 0769 899 899